20+ Cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng trong 1 phút

Lời chào mở đầu bài thuyết trình có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của buổi diễn thuyết. Lời mở đầu chính là yếu tố để người thuyết trình gây ấn tượng và tạo kết nối với khán giả. Cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh khám phá ngay 20+ cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng trong bài viết sau.

1. Xây dựng lời chào mở đầu bài thuyết trình theo quy tắc “1 phút”

Quy tắc “1 phút” khi bắt đầu bài thuyết trình là một nguyên tắc trong nghệ thuật diễn thuyết để thu hút sự chú ý và tạo sự quan tâm của khán giả ngay từ phút đầu tiên. Quy tắc này đề cao việc tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ trong vòng 1 phút đầu tiên của bài thuyết trình.

Do đó, khi xây dựng lời chào mở đầu bài thuyết trình theo quy tắc “1 phút”, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Câu mở đầu gây chú ý: Bạn có thể bắt đầu bằng một câu nói mở đầu đặc biệt, câu hỏi gây tò mò, trích dẫn ấn tượng hoặc một tình huống đặc biệt để thu hút sự chú ý của khán giả.

  • Tạo liên kết với khán giả: Kết nối với khán giả bằng cách tạo sự liên kết tình cảm hoặc thể hiện sự đồng cảm với vấn đề mà bạn sẽ thảo luận. Điều này giúp khán giả cảm thấy gần gũi và quan tâm hơn đến nội dung của bạn.

  • Giới thiệu sơ lược vấn đề chính: Trong thời gian ngắn, hãy giới thiệu vấn đề chính mà bạn sẽ đề cập trong bài thuyết trình. Tóm tắt sự quan trọng và giá trị của vấn đề đó để khán giả hiểu rõ tại sao nó quan trọng và cần quan tâm.

  • Tạo sự kích thích và tò mò: Tạo ra một tình huống hoặc câu chuyện đặc biệt để khởi đầu bài thuyết trình. Đặt câu hỏi, tạo sự tò mò, hoặc đưa ra một trường hợp đặc biệt để khán giả muốn biết thêm thông tin và tiếp tục lắng nghe.

Quy tắc “1 phút” giúp bạn tạo ra một bước khởi đầu mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của khán giả ngay từ đầu bài thuyết trình.

Lời mở đầu bài thuyết trình ảnh hưởng lớn đến sự thành công của buổi hội thảo

XEM NGAY: Mô hình SMART và 4 nhược điểm khi thiết lập mục tiêu SMART

2. Các yếu tố cơ bản trong một lời chào mở đầu bài thuyết trình

Người diễn giả có thể dựa theo hoàn cảnh và chủ đề để chọn cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng nhất nhưng vẫn luôn phải đảm bảo đủ 4 yếu tố cơ bản dưới đây.

2.1 Chào mừng và giới thiệu

Hãy gửi một lời chào đầu tiên khi thuyết trình và lời cảm ơn đến những khán giả đã có mặt tại đó. Nếu cảm thấy thoải mái, hãy sử dụng một phần mở đầu hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khán giả ngay từ đầu. Đó có thể là một số liệu thống kê đáng ngạc nhiên, một câu danh ngôn nổi tiếng, hoặc một câu hỏi tạo sự chú ý.

  • “Xin kính chào quý vị và khán giả, cảm ơn sự có mặt của quý vị trong buổi thuyết trình hôm nay.”
  • “Vì sao 7000 doanh nghiệp tại Mỹ đã phải đóng cửa? Tôi sẽ phân tích và giải đáp nguyên nhân trong bài thuyết trình này.”
  • “Có người từng nói rằng: “Mỗi thương hiệu là một lời hứa”. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu lời hứa đó bị phá vỡ? ”

XEM THÊM: [Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ ISO 22000:2018]()

2.2 Giới thiệu những thành tích liên quan

Tạo sự tín nhiệm cho khán giả bằng cách đưa ra những thành tích và kinh nghiệm bạn đã đạt được trong sự nghiệp của mình (có liên quan đến chủ đề của bài thuyết trình).

  • “Tôi là Hoàng Linh, người thành lập công ty thiết kế ABC.”
  • “Tôi đã rất vinh dự khi đưa công ty ABC vào top 20 doanh nghiệp xuất sắc nhất tại Việt Nam trong năm vừa qua.”
  • “Với hơn 20 năm kinh nghiệm trực tiếp điều hành và hỗ trợ quản lý 10 Doanh nghiệp lớn nhỏ, tôi học được nhiều bài học đắt giá trong việc quản trị rủi ro và giải pháp vượt qua khó khăn cho Doanh nghiệp.”

ĐỌC NGAY: Flowchart là gì? 6 Nguyên tắc cốt lõi khi xây dựng Flowchart

2.3 Giới thiệu chủ đề thuyết trình

Đừng quên đưa ra lời giới thiệu về chủ đề trong lời chào mở đầu bài thuyết trình. Hãy cho khán giả biết họ sẽ nhận được những lợi ích gì khi dành thời gian để lắng nghe bạn nói.

  • “Hôm nay, tôi muốn nói về chủ đề cách Doanh nghiệp vượt qua thách thức trong thời đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu.”
  • “Mục tiêu chính của bài thuyết trình hôm nay là đưa ra các giải pháp tháo gỡ khủng hoảng tài chính cho Doanh nghiệp.”
  • “Tôi hy vọng sau buổi thảo luận hôm nay, quý vị sẽ tìm được ra hướng đi mới để thúc đẩy doanh thu hiệu quả.”

ĐỌC NGAY: 9 Mẫu báo cáo doanh thu ngày, tháng, năm chi tiết trên Excel

2.4 Chuyển sang trọng tâm bài thuyết trình

Làm nổi bật và thu hút sự chú ý của khán giả khi đưa những câu dẫn dắt vào chủ đề trọng tâm của bài thuyết trình. Hãy dùng các cụm từ kêu gọi hành động để thu hút sự tập trung của người nghe.

  • “Được rồi, chúng ta hãy cùng đi vào phân tích ngay!”
  • “Đây là phần quan trọng, hãy tập trung!”
  • “Chúng ta bắt đầu ngay bây giờ thôi!”

Đảm bảo đủ 4 yếu tố để có lời mở đầu cho bài thuyết trình ấn tượng

ĐỌC THÊM: WBS là gì? 5 Gợi ý giúp phân chia cấu trúc công việc hiệu quả

3. 3 Cách mở đầu bài thuyết trình tuyệt đối không sử dụng

Nếu muốn có một buổi diễn thuyết thành công, diễn giả tuyệt đối không sử dụng 3 cách sau để làm lời chào mở đầu bài thuyết trình.

3.1 Liên quan đến yếu tố kỹ thuật

Tuyệt đối không mở đầu bài thuyết trình với các yếu tố liên quan đến kỹ thuật như:

  • “Micrô này có hoạt động không nhỉ?”
  • “Mọi người có nghe rõ tôi nói gì không?”
  • “Ánh đèn phía sau hơi tối hãy bật nó lên!”

Những cách mở đầu này khiến cho khán giả cảm thấy buổi diễn thuyết không được chuẩn bị trước kỹ lưỡng và thiếu chuyên nghiệp. Điều này sẽ tạo một ấn tượng xấu đầu tiên trong lòng người nghe, có thể kéo theo các phản ứng không tích cực của họ trong suốt buổi nói chuyện của bạn.

ĐỌC NGAY: Workflow là gì? 5 Phương pháp giúp triển khai workflow hiệu quả

3.2 Thể hiện sự hồi hộp của bản thân

Sự hồi hộp và lo lắng cho thấy rằng bản thân người diễn giả đang thiếu tự tin trước các khán giả. Điều đó sẽ làm người nghe cảm thấy hoài nghi và không thoải mái trong quá trình lắng nghe buổi diễn thuyết. Do đó, tuyệt đối đừng mở đầu bài bằng những câu nói như:

  • “Tôi cảm thấy khá lo lắng.”
  • “Tôi không quen nói chuyện trước nhiều người như vậy.”

XEM THÊM: FMEA Là Gì? 7 Bước Thực Hiện FMEA Chi Tiết, Dễ Hiểu

3.3 Một lời khen “thảo mai”

Những lời khen phóng đại hay ‘’thảo mai’’ sẽ khiến các khán giả cảm thấy nhàm chán. Vì thế hãy để những lời khen ngợi, cảm ơn dành vào cuối buổi trình bày, tránh việc đưa những lời khen sau vào lời chào mở đầu bài thuyết trình như sau:

  • “Cảm ơn vì phần giới thiệu thú vị của bạn MC.”
  • “Cảm ơn MC đã giúp tôi giới thiệu.”
  • “Thật vui khi bạn có mặt ở đây để dẫn buổi diễn thuyết cho tôi.”

XEM THÊM: TOP 7 Công cụ quản lý chất lượng (7QC-Tools) hiệu quả nhất

3.4 Phóng đại vấn đề một cách tùy tiện

Muốn có một lời mở đầu bài thuyết trình hay, đừng phát biểu một cách ngẫu hứng, thái quá khi vừa lên sân khấu. Kịch bản cho bài thuyết trình của bạn cần phải được chuẩn bị kỹ và có tính chính xác. Người diễn giả phải tập luyện trước gương, trau dồi kỹ năng giao tiếp, ứng phó và ngôn ngữ cơ thể.

Diễn giải tuyệt đối không nhắc tới những yếu tố kỹ thuật trong lời chào mở đầu thuyết trình

XEM THÊM: Workflow là gì? 5 Phương pháp giúp triển khai workflow hiệu quả

Trong phần tiếp theo của bài viết, Vinacontrol CE Hồ Chí Minh sẽ gợi ý 20+ lời chào cho bài thuyết trình hay và ấn tượng nhất, giúp tạo thành công cho buổi diễn thuyết.

4.1 Khiến khán giả của bạn cảm thấy sốc

Bắt đầu bài thuyết trình bằng cách khơi gợi sự hứng thú cho khán giả bằng cách gây cho họ một cú sốc. Tuy nhiên, cú sốc của bạn phải tạo được cho họ sự ngạc nhiên, thích thú chứ không phải sự khó chịu. Đặc biệt, cú sốc này phải liên quan tới nội dung của bài thuyết trình.

Ví dụ, bạn có thể chiếu một đoạn video hài hước, sử dụng dụng cụ,…