Cách hạch toán hàng nhập khẩu mới nhất 2023

Hạch toán hàng nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ quan trọng với các doanh nghiệp có giao thương quốc tế. Đối với người làm kế toán, việc nắm vững nguyên tắc hạch toán các loại hàng nhập khẩu và các loại thuế liên quan là cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán hàng nhập khẩu mới nhất năm 2023.

1. Hàng hóa nhập khẩu là gì? Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt

Hàng hóa nhập khẩu được hiểu là các loại hàng được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài bởi các doanh nghiệp trong nước mà không thông qua nhà phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam. Các mặt hàng nhập khẩu phải đảm bảo còn nguyên hộp và mới 100%. Theo Điều 28 – Luật Thương mại 2005, nhập khẩu hàng hóa là việc đưa các mặt hàng vào lãnh thổ của Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ một khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam mà được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình mua hàng hóa nhập khẩu, nhân viên kế toán cần thực hiện các tờ khai Hải quan, đóng thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Trong đó:

  • Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào các loại hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam. Khi hàng hóa cập bến cửa khẩu, nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa và so sánh với tờ khai hải quan. Sau đó, họ sẽ tính số thuế nhập khẩu phải thu theo quy định đã đặt ra.

  • Để hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp được thông quan nhanh chóng, doanh nghiệp cần nộp thuế nhập khẩu (TK SD: 3333).

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt là khoản thuế gián thu truy thu đối với các loại hàng hóa/dịch vụ mà Nhà nước áp dụng chính sách định hướng tiêu dùng. Thuế này thường có mức thuế suất cao nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng các loại hàng hóa/dịch vụ đặc biệt như kinh doanh vũ trường, karaoke, massage, kinh doanh xổ số, golf, thuốc lá điếu, rượu, bia, xì gà,… (TK SD: 3332).

Chú ý: Thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) sẽ được cộng vào giá gốc của hàng hóa/dịch vụ.

2. Hạch toán hàng nhập khẩu theo tỷ giá nào

Khi có yêu cầu giao dịch bằng ngoại tệ, các doanh nghiệp cần quy đổi sang đồng Việt Nam. Việc quy đổi được thực hiện dựa trên tỷ giá giao dịch thực tế tại ngân hàng mà doanh nghiệp sử dụng. Cùng với đó, cần tuân theo một vài nguyên tắc sau:

  • Tỷ giá giao dịch để tính khoản doanh thu là tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại tại nơi người nộp thuế mở tài khoản.

  • Tỷ giá giao dịch để tính khoản chi phí là tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại tại nơi người nộp thuế mở tài khoản (thời điểm phát sinh thanh toán bằng ngoại tệ).

Một số trường hợp phải trả bằng ngoại tệ, nhân viên kế toán sẽ phải quy đổi sang đồng Việt Nam dựa trên tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh – tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại.

3. Hạch toán hàng nhập khẩu phi mậu dịch

3.1. Khái niệm của hàng nhập khẩu phi mậu dịch

Hàng nhập khẩu phi mậu dịch là các loại hàng hóa được nhập khẩu không mang tính thương mại, không thuộc hàng cấm, và được cho phép nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành. Các loại hàng nhập khẩu phi mậu dịch này phải nộp thuế ngay trước khi thông quan. Một số sản phẩm như quà biếu, hàng hóa của cơ quan ngoại giao tại Việt Nam, hàng viện trợ nhân đạo, hàng tạm nhập khẩu,… được xem là hàng nhập khẩu phi mậu dịch.

3.2. Hướng dẫn cách hạch toán hàng nhập khẩu phi mậu dịch

  • Nộp thuế:

    • Nợ TK 333312
    • Có TK 1111 (hoặc TK 1121)
  • Hạch toán chi phí:

    • Nợ TK 642
    • Có TK 3333
    • Có TK 33312
    • Có TK 1111 (hoặc TK 1121)
  • Hạch toán thu nhập:

    • Nợ TK 211 (TK 152, TK 156,…)
    • Có TK 711

4. Hạch toán hàng nhập khẩu ủy thác

4.1. Khái niệm về hàng nhập khẩu ủy thác

Nhập khẩu ủy thác là hình thức hoạt động của doanh nghiệp nhập khẩu khi chưa đủ điều kiện để được cấp phép nhập khẩu trực tiếp. Điều này thường xảy ra khi doanh nghiệp chưa am hiểu thị trường hoặc chưa có khả năng đàm phán hợp đồng ngoại. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ ủy thác hoạt động nhập khẩu cho các doanh nghiệp có khả năng nhập khẩu trực tiếp, hay còn được gọi là doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu. Hai bên thực hiện hợp đồng dịch vụ, doanh nghiệp nhận ủy thác là bên cung cấp dịch vụ (bên B) và doanh nghiệp giao ủy thác là bên sử dụng dịch vụ (bên A). Sau khi hoàn thành công việc như trong hợp đồng, bên B sẽ nhận một khoản hoa hồng ủy thác theo tỷ lệ được quy định trong hợp đồng. Tỷ lệ hoa hồng sẽ được tính dựa trên giá trị lô hàng và mức độ ủy thác.

4.2. Hướng dẫn cách hạch toán hàng nhập khẩu ủy thác

4.2.1. Trường hợp nhận tiền do đơn vị giao ủy thác để mở tín dụng thư (L/C)

  • Trường hợp 1: Nhận tiền Việt Nam

    • Nợ TK 111, 112
    • Có TK 338 – Phải trả khác (3388)
  • Trường hợp 2: Nhận tiền ngoại tệ

    • Nợ TK 111, 112 (áp dụng tỷ giá thực tế tại ngân hàng thương mại theo thời điểm giao dịch)
    • Có TK 338 – Phải trả khác (3388) (áp dụng tỷ giá thực tế tại ngân hàng thương mại theo thời điểm giao dịch)

4.2.2. Trường hợp chuyển tiền ký quỹ để mở L/C

  • Nợ TK 244 – Cầm cố, ký quỹ (áp dụng tỷ giá thực tế tại ngân hàng thương mại theo thời điểm giao dịch)
  • Nợ TK 1386 – Thế chấp, cầm cố, ký quỹ (áp dụng tỷ giá thực tế tại ngân hàng thương mại theo thời điểm giao dịch)
  • Nợ TK 635 – Phí tài chính (trường hợp lỗ tỷ giá)
  • Có TK 1112, 1122 – Tỷ giá ghi sổ
  • Có TK 515 – Phần doanh thu của hoạt động tài chính (trường hợp lãi tỷ giá)

4.2.3. Trường hợp nhận hàng và trả hàng cho bên giao ủy thác

Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa – vật tư, nhân viên kế toán không thực hiện hạch toán giá trị lô hàng trên bảng cân đối kế toán. Họ sẽ theo dõi lô hàng nhận ủy thác nhập khẩu trên hệ thống quản trị và thuyết minh trong báo cáo tài chính về giá trị lô hàng.

Tương tự, khi trả hàng, nhân viên kế toán không ghi nhận lô hàng nhận ủy thác trên bảng cân đối kế toán. Họ chỉ phản ánh trong hệ thống quản lý và thuyết minh trong báo cáo tài chính.

Hạch toán hàng nhập khẩu là một quy trình quan trọng trong lĩnh vực kế toán. Với những thông tin trên, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về cách hạch toán hàng nhập khẩu mới nhất năm 2023.