Bố cục trong thiết kế đồ họa và 6 cách phổ biến trong sắp xếp bố cục

Có thể nói rằng bố cục chính là “xương sống” của thiết kế đồ họa. Bố cục không chỉ đơn giản là cách sắp xếp hình ảnh và văn bản trên một thiết kế, mà nó còn là yếu tố quan trọng quyết định sự hiệu quả về mặt thị giác và sức mạnh của thông điệp. Bố cục trong thiết kế đồ họa có thể truyền tải cảm xúc và thông điệp một cách tốt nhất đến người xem.

Một ấn phẩm thiết kế có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách sắp xếp bố cục của Graphic Designer. Vậy, đâu là những cách sắp xếp bố cục phổ biến nhất trong thiết kế đồ họa? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Bố cục trong thiết kế đồ họa là gì?

Bố cục trong thiết kế đồ họa là sự sắp xếp hài hòa, có tổ chức các yếu tố hình ảnh, đồ họa, văn bản và khoảng trống trong một ấn phẩm thiết kế. Bằng cách sắp xếp các yếu tố thiết kế một cách hợp lý, Graphic Designer sẽ tạo ra sự dẫn dắt về chuyển động trong ấn phẩm của mình, từ đó truyền tải thông tin, thông điệp và mục tiêu cụ thể cho người xem.

1. Bố cục cân bằng

Bố cục cân bằng là một trong những cách sắp xếp phổ biến và an toàn nhất cho các Designer, đặc biệt là những người mới. Bố cục cân bằng tạo ra sự hài hòa, ổn định và cảm giác an toàn cho cả người xem và Designer. Bố cục này giúp đảm bảo rằng các yếu tố được sắp xếp và phân bổ một cách hợp lý, không có sự nhấn mạnh hay tương phản mạnh mẽ. Có hai loại bố cục cân bằng:

a. Cân bằng đối xứng

Bố cục cân bằng đối xứng được tạo ra bằng cách sắp xếp các yếu tố thiết kế qua trục chính hoặc xung quanh trung tâm của ấn phẩm. Cân bằng đối xứng giúp tạo ra sự đồng đều và cảm giác ổn định cho hình ảnh.

Cân bằng đối xứng

b. Cân bằng bất đối xứng

Bố cục cân bằng bất đối xứng là cách sắp xếp các yếu tố không đồng đều trong ấn phẩm. Mặc dù không có sự đối xứng, nhưng bố cục này mang lại cảm giác phá cách, năng động và thú vị hơn nhiều về mặt thị giác.

Cân bằng bất đối xứng

2. Bố cục tương phản

Bố cục tương phản tạo ra sự nổi bật và khác biệt trong ấn phẩm. Đây là cách sắp xếp sử dụng các yếu tố đối lập nhau, chẳng hạn như màu sắc, kích thước, hình ảnh hoặc kiểu chữ.

Bố cục tương phản

3. Bố cục đồng nhất

Bố cục đồng nhất là cách sử dụng các yếu tố thiết kế giống nhau, tương đồng về màu sắc, đồ họa và kiểu chữ. Việc sử dụng bố cục đồng nhất trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu tạo được sự hài hòa và đồng nhất giữa các ấn phẩm. Ngoài ra, người xem cũng dễ dàng nhớ hình ảnh của thương hiệu hơn.

Bố cục đồng nhất

4. Bố cục dòng chảy thị giác

Bố cục dòng chảy thị giác tạo sự chuyển động và điều hướng thị giác của người xem theo ý muốn của Designer. Designer sẽ sắp xếp các yếu tố đồ họa và văn bản theo những đường dẫn vô hình, từ điểm này qua điểm khác. Sử dụng bố cục dòng chảy thị giác một cách thông minh sẽ giúp truyền tải thông điệp rõ ràng và tinh tế hơn.

Bố cục dòng chảy thị giác

5. Bố cục nhấn mạnh

Bố cục nhấn mạnh tập trung vào việc làm nổi bật yếu tố quan trọng nhất trong một ấn phẩm, thu hút sự chú ý của người xem. Có thể tạo sự khác biệt trong kích thước hình ảnh, sự tương phản về màu sắc hoặc sử dụng hình dáng khác biệt.

Bố cục nhấn mạnh

Trang bị tư duy thiết kế chuyên sâu với khóa học Thiết kế đồ họa tại STEP IT Academy Việt Nam

Khóa học Graphic Design tại STEP IT Academy Việt Nam sẽ giúp học viên xây dựng tư duy thiết kế chuyên sâu, lồng ghép câu chuyện, ý nghĩa và giá trị của thương hiệu vào sản phẩm cuối cùng. Học viên sẽ có cơ hội thực hành thiết kế hàng tuần và đồ án cuối kỳ. Qua quá trình này, học viên sẽ phát triển tư duy thiết kế và tự tin trong việc chinh phục lĩnh vực Thiết kế.

Hãy tìm hiểu thêm về khóa học Thiết kế đồ họa tại STEP IT Việt Nam và đăng ký ngay để trang bị tư duy thiết kế chuyên sâu.