12 Nghệ thuật sa thải nhân viên hiệu quả mà quản lý cần biết

Nghệ thuật sa thải nhân viên được xem là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bất kỳ nhà quản lý nào trong các công ty Doanh nghiệp cũng cần phải có. Để khi nói lời tạm biệt với nhân viên, vẫn khiến cho họ để lại ấn tượng tốt về công ty, nhà quản lý cần xử lý khôn khéo.

Nắm bắt nhu cầu đó, FASTDO sẽ chỉ cho bạn những tuyệt chiêu nghệ thuật sa thải nhân viên hiệu quả nhất.

1. Những điều cần xem xét trước khi đưa ra quyết định sa thải nhân viên

Các bước cần làm trước khi quyết định sa thải

Trước khi đưa ra quyết định sa thải một nhân viên, không nên vội vàng đưa ra ngay lập tức khi họ mắc lỗi. Bạn cần xem xét những điều sau đây:

1.1 Hãy suy nghĩ đánh giá toàn diện về nhân viên

Trước khi đưa ra quyết định sa thải, bạn nên đánh giá toàn diện nhân viên theo hướng khách quan. Tổng hợp ý kiến của các nhân viên khác trong các phòng ban đã từng làm việc chung với nhân viên đó để xem người đó có thái độ, năng suất làm việc tốt không.

Từ đó, kiểm tra thành quả mà họ đã làm được và chưa làm được cho công ty để xem liệu rằng họ còn thích hợp để tiếp tục làm việc hay không.

1.2 Tìm hiểu về vấn đề nhân viên đang gặp phải

Tìm hiểu những vấn đề mà nhân viên đang mắc phải có liên quan đến năng lực bản thân hoặc bị tác động bởi những lý do khác. Trao đổi trực tiếp với họ về những vấn đề này và đưa ra lời khuyên hợp lý để họ sửa chữa lỗi sai cũng như truyền tải thêm động lực.

Đừng chỉ nhìn vào lỗi sai mà đã trách mắng và sa thải họ ngay tức khắc, hãy giúp đỡ và điều chỉnh lại để họ loại bỏ tiêu cực và lấy lại được năng suất.

1.3 Xem xét mức độ phù hợp giữa năng lực của nhân viên với vị trí họ đang đảm nhận

Nếu nhân viên có năng lực tài giỏi nhưng hiệu suất làm việc bị giảm đi, bạn cần xem xét xem vị trí đó có phù hợp với họ hay không và có thể điều hướng nhân viên sang vị trí mới để phát huy năng lực chuyên môn.

Hoặc nhân viên đó đã được làm việc đúng với chuyên môn nhưng vẫn còn ít kinh nghiệm, bạn có thể mở thêm buổi đào tạo giúp họ nâng cao kỹ năng.

1.4 Tìm hiểu về những thay đổi tiêu cực gần đây của nhân viên

Không phải lúc nào nhân viên cũng giữ được phong độ tốt nhất. Khi nhìn thấy nhân viên có thay đổi tiêu cực trong công việc, cần xem xét và tìm hiểu các nguyên nhân gây ra.

Giúp nhân viên loại bỏ tiêu cực và lấy lại năng suất làm việc tốt hơn. Điều này cũng giúp xem xét liệu quyết định sa thải có cần thiết hay không.

2. 12 Nghệ thuật sa thải nhân viên hiệu quả

Việc sa thải nhân viên là không tránh khỏi trong các doanh nghiệp hiện nay. Để xử lý sa thải mà vẫn để cho cả hai bên không cảm thấy áy náy hay bực bội, FASTDO sẽ cung cấp cho bạn 12 chiêu thức nghệ thuật sa thải nhân viên giúp bạn xử lý mọi trường hợp khéo léo.

2.1 Đừng đưa ra quyết định một cách đường đột

Thay vì quyết định sa thải ngay lập tức, hãy gia hạn thêm thời gian cho nhân viên để cải thiện năng suất làm việc. Để họ nhận ra nếu tiếp tục với thái độ hay năng suất làm việc như thế, sẽ bị thôi việc.

2.2 Lựa chọn không gian riêng tư để thông báo

Khi thông báo sa thải, chú trọng đến địa điểm gặp mặt và trò chuyện để bảo vệ thể diện của nhân viên. Giúp họ cảm thấy tự tin trước đồng nghiệp và thấy bạn là một nhà quản lý quan tâm đến tâm trạng của người khác.

2.3 Hãy bao gồm nhân chứng trong cuộc họp

Mời một nhân chứng có liên quan đến nhân viên hoặc người phụ trách quản lý nhân viên đó tham gia cuộc họp. Điều này giúp xác thực quyết định sa thải và tránh hiểu lầm từ quan điểm cá nhân.

2.4 Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với nhân viên

Tránh thông báo sa thải qua điện thoại hoặc tin nhắn, hãy gặp mặt và trò chuyện trực tiếp. Thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng của bạn.

2.5 Đừng quên kèm theo các bằng chứng

Khi thông báo sa thải, chuẩn bị các bằng chứng để thuyết phục nhân viên. Như ý kiến từ đồng nghiệp, bảng số liệu kết quả làm việc của nhân viên.. giúp họ nhận ra quyết định của bạn là đúng.

2.6 Tránh nói quá nhanh

Tránh nói quá nhanh trong cuộc họp sa thải để tránh tình trạng căng thẳng. Thông báo sa thải một cách bình thường và nhẹ nhàng để tạo môi trường thoải mái cho cả hai bên.

2.7 Sẵn sàng chấp nhận cảm xúc tiêu cực từ nhân viên

Khi thông báo sa thải, sẵn lòng chấp nhận cảm xúc tiêu cực từ nhân viên. Hiểu và đưa ra lời khuyên, cảm thông để tâm trạng của họ tốt hơn.

2.8 Đề xuất cho nhân viên những cơ hội mới

Nếu nhân viên không phù hợp với công việc hiện tại, hãy giới thiệu công việc khác để họ tìm kiếm. Điều này tạo ấn tượng tích cực về bạn như một nhà quản lý tài giỏi.

2.9 Không để nhân viên chần chừ

Khi đã đưa ra quyết định sa thải, không nên để nhân viên chần chừ ở lại quá lâu. Vì việc này sẽ gây hại cho công ty nếu họ gây thiệt hại như tiết lộ thông tin mật.

2.10 Chú ý đến vấn đề pháp luật

Tuân thủ pháp luật và chỉ sa thải nhân viên khi có lý do hợp lý. Tránh gây ảnh hưởng đến danh tiếng công ty.

2.11 Cân nhắc khi sa thải số lượng lớn nhân sự

Khi sa thải số lượng lớn nhân sự, cần bàn bạc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đúng đắn. Thực hiện thông báo cùng một lúc để không làm ảnh hưởng công việc và tránh tin đồn xấu.

2.12 Tôn trọng nhân viên

Khi thông báo sa thải, hãy tôn trọng nhân viên. Nhắc nhở về những đóng góp và cống hiến của họ và đưa ra lời khuyên hợp lý để họ không cảm thấy buồn bã hay bực tức.

3. Hậu quả của việc sa thải nhân viên

Những hậu quả khó lường khi sa thải nhân viên

Quyết định sa thải nhân viên có thể gây những hậu quả không nhỏ ảnh hưởng đến công ty như:

3.1 Tâm lý của các nhân viên khác trong công ty

Việc sa thải ảnh hưởng đến tâm lý nhân viên khác, giảm hiệu suất làm việc.

3.2 Danh tiếng của công ty

Thông báo sa thải không minh bạch gây ảnh hưởng tới danh tiếng của công ty và có thể làm tổn hại việc làm ăn của công ty.

3.3 Pháp luật

Việc sa thải phải tuân thủ pháp luật, tránh gặp rắc rối pháp lý.

FASTDO hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã nắm bắt được những kiến thức bổ ích để trở thành một nhà quản lý tài giỏi.